Trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, thị trường BĐS đang dần ghi nhận những dấu hiệu tích cực, trở thành kênh đầu tư “sáng giá”. Tuy nhiên, cần sự phát triển cân bằng, hài hòa hơn ở thị trường tài chính, kiểm soát rủi ro nhưng vẫn có lộ trình phù hợp, nắn dòng vốn chứ không thắt chặt, làm nghẽn thị trường BĐS.

Ước tính, GDP quý II năm 2022 tăng 7,72% theo quý, cao hơn tốc độ tăng của quý II trong 10 năm qua. GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ của 2020 và 2021. Khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm, cho thấy chỉ số “sức khỏe” của nền kinh tế đang ở mức khá tốt.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam (FDI) 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua, cho thấy tín hiệu tích cực, là động lực quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế vào nửa đầu năm 2022. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục giữ vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 3,15 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

event 04072022

Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), ghi nhận mức tăng 2,44% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu theo giá nhiên liệu thế giới, thấp nhất trong khu vực ASEAN. Đến nay, mặt bằng giá trong nước vẫn cơ bản được kiểm soát nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm khá lớn. Cùng với tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh hơn trong các tháng còn lại của năm.

Bối cảnh lạm phát khiến nhiều người Việt quan tâm hơn đến các kênh đầu tư. Mức lãi suất cao nhất cũng chỉ 8% với kênh gửi ngân hàng, hay tăng từ 7 – 10% với vàng khiến hai hình thức đầu tư này không còn hấp dẫn. Thời điểm cuối tháng 5/2022, thị trường chứng khoán từng chứng kiến 356 mã cổ phiếu giảm hết biên độ, vượt thời kỳ 2008. Sự sụt giảm mạnh của thị trường khiến nhiều NĐT buộc phải giải chấp khiến áp lực bán tháo cổ phiếu ngày càng lớn. Theo các chuyên gia, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng mạnh lãi suất khiến cho những tài sản rủi ro như cổ phiếu mất dần tính hấp dẫn. Nhiều thách thức của thị trường chứng khoán vẫn ở phía trước trong bối cảnh lạm phát vẫn nóng và nguy cơ thắt chặt tiền tệ.

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp rất cao, lên tới 12%/năm, thường hấp dẫn người mua hơn so với gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay luôn luôn là dấu hỏi, khi các vụ việc nổi trội thời gian qua khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang với nhiều diễn biến phức tạp.

Giới phân tích nhận định, lạm phát làm hao mòn lợi nhuận thu được từ các khoản tiết kiệm, cho dù đó là tiền mặt hoặc tiết kiệm có lãi suất cố định như trái phiếu. Những khoản này là lợi ích thu được từ việc đầu tư vào tài sản hoặc cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi cao, nhưng cũng đi kèm rủi ro cao. Trong đó, đầu tư vào tài sản, cụ thể là bất động sản vẫn được nhiều nhà đầu tư tin tưởng.

Thực tế cho thấy, sự năng động của các doanh nghiệp BĐS đã cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhiều mục đích đầu tư đa dạng cho khách hàng. Điển hình như thị trường tại Hà Nội. Theo Viện nghiên cứu Kinh tế – Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services, trong 6 tháng đầu năm, căn hộ hạng B chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn cung mới, chủ yếu tại các dự án khu đô thị lớn. Nguồn cung mới QII/2022 phân bổ đều tại các khu vực, trong đó khu Đông nổi trội chiếm hơn 60% nguồn cung mới. Thị trường xuất hiện sự trở lại c     ủa phân khúc nhà phố với khoảng 400 sản phẩm. Nguồn cung mới dự án căn hộ tại thị trường Hà Nội tăng 9-15% so với quý trước.

Đây cũng là thời điểm ghi nhận nỗ lực của Chính phủ nhằm minh bạch thị trường BĐS. Đặc biệt, việc Ngân hàng Nhà nước triển khai chính sách kiểm soát tín dụng đang là một trong những vấn đề nổi trội của thị trường. Lộ trình “siết” tín dụng buộc các DN phải chủ động tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung, song song với đó là nâng cao năng lực tài chính, tập trung vào sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động bán hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn là “sự sống” của DN, để thị trường BĐS sớm phục hồi, đâu sẽ là phương pháp để DN tiếp cận với nguồn vốn lớn để đảm bảo có dòng tiền bền vững?

event 1 04072022

Câu trả lời sẽ có trong sự kiện báo cáo nghiên cứu thị trường BĐS 6 tháng cuối năm và dự báo 6 tháng cuối năm 2022 do Viện nghiên cứu Kinh tế – Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services tổ chức, chủ đề “Giải pháp khơi thông dòng vốn kinh tế – tài chính – bất động sản”. Với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về kinh tế, đầu tư và bất động sản, sự kiện sẽ xoay quanh những phân tích, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về bối cảnh kinh tế và chính sách, các cơ hội đầu tư hiện nay. Qua đó, doanh nghiệp và cộng đồng nhà đầu tư sẽ có được thông tin hữu ích phục vụ các chiến lược kinh doanh, đầu tư của mình.

Những thông tin thị trường mới nhất, được phân tích chuyên sâu dưới góc nhìn đa chiều của các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực như Tiến sĩ Phạm Anh Khôi – Kinh tế trưởng kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế – Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services; Tiến sĩ Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam, Ông Nguyễn Quang Thuân – Chủ tịch, CEO FiinGroup, Tiến sĩ Tô Bá Lâm – Giám đốc Điều hành iHouzz.

Bài viết liên quan